TRANH THÊU TAY CẦU THÊ HÚC – BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẤT THỦ ĐÔ NGÀN NĂM VĂN HIẾN

“…Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê…”. Đó là những hình ảnh trong bài tập đọc lớp 1 có lẽ đã quá thân quen với bao lớp người Việt. Cứ như thế, hình ảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt và được truyền cảm hứng vào những tác phẩm nghệ thuật tranh thêu tay truyền thống Quất Động. Hình ảnh Cầu Thê Húc in đậm trong tiềm thức của mồi người Việt đến nỗi, có khi chưa một lần đặt chân đến đất thủ đô, nhưng hễ nghe nhắc đến hồ Hoàn Kiếm, người ta lại thấy thấp thoáng đâu đó bóng chiếc cầu son, ngôi đền cổ ẩn hiện trong tâm hồn…

Tương truyền, trên hồ Tả Vọng (nay là Hoàn Kiếm) có gò đất cao, nơi các tiên nữ thường về đây ca hát. Xưa kia gọi đây là Ngọc Tượng Sơn, vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đặt tên cho ngôi chùa đã có tại đây là Ngọc Tượng. Do tồn tại lâu ngày, ngôi chùa bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735-1739), chúa Trịnh Giang đã cho dựng cung Thuỵ Khánh, đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Tượng gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội.

Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương Đế Quân – ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và đức Trần Hưng Đạo – vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13 vào thờ, đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Nhắc đến đền Ngọc Sơn mà không nhắc đến cầu Thê Húc thì quả là một thiếu sót lớn. Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Phương đình Nguyễn Văn Siêu – nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thế kỷ 19 đã đứng ra vận động xây dựng và tu bổ đền Ngọc Sơn thành một biểu tượng văn hóa của “kẻ sĩ Bắc Hà”, đồng thời xây dựng thêm một vài công trình, trong đó tiêu biểu là cầu Thê Húc nối liền giữa bờ và đền Ngọc Sơn.

Tranh Thêu Cầu Thê Húc 01
                                                                                    Tranh Thêu Cầu Thê Húc 01
Tranh Thêu Cầu Thê Húc 02
                                                                                         Tranh Thêu Cầu Thê Húc 02

Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Xưa kia, cầu Thê Húc được sơn màu đỏ và làm bằng gỗ rất thô sơ. Tuy nhiên, sau sự cố gãy cầu năm 1952, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cây cầu cũ, xây dựng lại một cây cầu mới dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Cầu vẫn được thiết kế theo dáng vòng cung, nhưng có độ cong lớn hơn cây cầu cũ và vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc. Tuy các dầm ngang và dọc đã được đúc bằng bê tông nhưng mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ.

Tranh Thêu Cầu Thê Húc 03
                                                                                        Tranh Thêu Cầu Thê Húc 03

Ngày nay, cầu Thê Húc vẫn được người dân thủ đô xem là biểu tượng của mặt trời, sự sống và hạnh phúc không chỉ bởi sắc đỏ rực rỡ mà còn bởi cầu hướng về phía Đông, nơi mặt trời mọc để đón nhận toàn bộ sinh khí tươi sáng của một ngày mới. Cụm di tích đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc hiện nay được xem là một trong những điểm đến rất thu hút khách du lịch khi có dịp ghé thăm đất thủ đô Hà Nội , một không gian cổ kính, trầm mặc hương khói cho ta được thư thái, tĩnh tâm.

Tranh Thêu Cầu Thê Húc 05
                                                                                        Tranh Thêu Cầu Thê Húc 05

Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày, náo nhiệt, nhộn nhịp và phát triển hơn với những toà cao ốc mọc lên khắp nơi. Nhưng nép mình đâu đó, vẫn là một Hà Nội luôn cần mẫn bảo tồn những kiến trúc cổ xưa, những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Mấy trăm năm đã trôi qua và những lời nhắn gửi từ vùng đất cố đô vẫn ngày ngày lan toả đến muôn phương:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này”

(Ca dao)

Tranh thêu tay CẦU THÊ HÚC bán ở đâu?

Mua tranh thêu tay CẦU THÊ HÚC ở đâu?

Để đặt mua tranh thêu tay CẦU THÊ HÚC đẹp chính hãng giá cả tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ với Tranh Thêu Quất Động – 1 trong những trung tâm bán tranh thêu phong thủy uy tín nhất hiện nay qua Hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và nhận được ưu đãi lớn nhất của tranhtheudepquatdong.com.

TRÂN TRỌNG!

 

 

 

 

 

 

Bình luận trên Facebook